Bên cạnh việc học tập, hoàn thành số tín chỉ yêu cầu. Mỗi sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường Đại học còn có một nhiệm vụ khác, đó là thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học tạo điều kiện và cơ hội cho chúng ta tiếp cận lĩnh vực chuyên môn chúng ta yêu thích. Đồng thời, rèn luyện cho chúng ta một tác phong khoa học, mở ra cho chúng ta những góc nhìn mới, cách tiếp cận mới trong cách nhìn nhận vấn đề.
Nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học. Ngay từ năm nhất Đại học, nhiều sinh viên hoặc nhóm sinh viên đã tích cực tham gia vào các hoạt động và công trình nghiên cứu. Dù còn thiếu nhiều kinh nghiệm, kiến thức chưa đủ vững vàng, tham gia các cuộc thi không đạt được thứ hạng cao như mong đợi. Nhưng mỗi trải nghiệm đều mang lại cho họ những kinh nghiệm quý báu. Và họ, những người đi trước sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiêm bản thân đã tích lũy được.
Việc nghĩ ra tên đề tài nghiên cứu khoa học cũng là một thách thức lớn đối với người nghiên cứu
1. Bài học lớn nhất họ nhận ra, đó là phải biết sắp xếp, phân bổ thời gian thật hợp lí. Họ giàu ý tưởng, không thiếu những dự định muốn làm, nhưng không thực hiện được. Bởi vì thời gian hạn hẹp. Trước khi bắt tay vào làm môt việc gì đó, bạn hãy xem xét và cân nhắc mức độ quan trọng của mỗi việc, dành thời gian làm những việc quan trọng nhất đầu tiền, và mức độ từ từ giảm xuống.
Hãy lập một thời gian biểu cho những việc cần làm. Nó sẽ giúp bạn ghi nhớ và có động lực làm việc. Hoàn thành một việc mình mong muốn sẽ mang lại cho bạn cảm giác thõa mãn vô cùng. Thường thì phần lớn thới gian, sinh viên như bạn phải tham gia học tập ở trường, do vậy, bạn phải tranh thủ thời gian nghiên cứu song song với việc học, thậm chí có khi là ở trên lớp học. Để tránh tình trạng bị ùn bài vở, mỗi ngày hay dành khoảng 1- 2 giờ đồng hồ phục vụ cho việc tìm tài liệu, ghi chép... cho đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Nếu bạn để dồn công việc, khẳng định bạn sẽ không có động lực để làm tiếp.
Liên quan đến vấn đề này, bạn nên để dành dư khoảng 15 phút cho mỗi công việc mình lên kế hoạch. Gọi là giờ phụ. Bởi thực tế, nhiều sự cố sẽ phát sinh không nằm trong sự kiểm soát của bạn. Ví dụ, hẹn chuyên gia phỏng vấn 10h, bạn kẹt xe, thế là không thể không đến trễ. Cho nên, hãy thêm thời gian dự phòng khi lên kế hoạch cho mỗi việc.
Đọc nhiều tài liệu khá phổ biến trong việc tìm ra đề tài nghiên cứu khoa học
2. Kinh nghiệm thứ hai không kém phần quan trọng mà họ đã rút ra được đó là cách lọc tài liệu phù hợp với đề tài nghiên cứu khoa học. Cùng với các công cụ tìm kiếm, khối lượng tài liệu tham khảo bạn tìm được khẳng định vô cùng khổng lồ. Vậy phải làm sao để bơi trong đó mà không bị chìm, lại có thể tìm được chiếc phao mình thực sự cần? Giải pháp là, xem thật kĩ đề tài của mình, đánh dấu những mục thực sự cần thiết tìm tài liệu. Hoặc, bạn cũng có thể tìm đến giáo viên hướng dẫn, và nhờ giúp đỡ. Họ sẽ nhiệt tình giúp đỡ khi thấy được sự đam mê của bạn. Như vậy, bạn đã tiết kiệm được không ít thời gian và công sức rồi đấy.
3. Điều thứ ba, họ sẽ chia sẻ cho bạn cách trình bày một đề tài nghiên cứu khoa học. Tạm gạt nội dung qua một bên. Hình thức trình bày là cách mà các vị giám khảo sử dụng để đánh giá trình độ chuyên nghiệp và sự đầu tư của bạn vào công trình nghiên cứu này. Đặc biệt, bạn cũng cần lưu giữ và ghi chú rõ ràng nguồn tài liệu tham khảo, cho những trường hợp bị hỏi đến bất ngờ. Lời khuyên cho bạn, là hãy đặt Footnote (công cụ tạo chú thích trong văn bản, bên cạnh Endnote. Footnote là hiện chú thích ở cuối mỗi trang hoặc ngay bên dưới phần chữ) trong đề tài của mình để tạo sự chuyên nghiệp và thẫm mỹ.
Trên đây là một số kinh nghệm mà họ - những người thực hiện nghiên cứu khoa học có kinh nghiệm thực tế rút ra được, sau quá trình thực hành của mình. Hãy thực hiện những đề tài bạn muốn, dù khó khăn hay không. Nếu không thành công, bạn cũng sẽ rút ra được những bài học quý báu. Chúc bạn thành công với đề tài của mình!
© Bản quyền thuộc về Luanvanthacsi.edu.vn - Email: luanvanthacsi.edu.vn@gmail.com