Chủ đề công tác năm 2020: "Tuổi trẻ Bình Dương Tự hào tiến bước dưới cờ Đảng" - Chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020)

Quy Định Trình Bày Luận Văn Thạc Sĩ Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là một trong những trường ĐH hàng đầu tại Việt Nam, chính vì thế quy định cũng như yêu cầu về thực luận văn thạc sĩ tại đây cũng rất khắt khe. Để có một kết quả tốt trong kỳ bảo vệ luận văn sắp tới, quý anh chị học viên cao học cần đọc kỹ quy định và yêu cầu cụ thể về cách thức viết và trình bày luận văn thạc sĩ tại trường Kinh tế quốc dân dưới đây.

luận văn thạc sĩ kinh tế quốc dân

Nắm rõ các yêu cầu và quy định viết luận văn cao học là điều cần thiết

1. Điều kiện bảo vệ luận văn thạc sĩ tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân:

Khi có đủ các điều kiện dưới đây học viên sẽ được làm luận văn bảo vệ:

  • Đã hoàn thành tất cả các môn học theo chương trình học và không có môn nào dưới 5 điểm;
  • Đã được khoa và bộ môn thông qua tên đề tài;
  • Đã được Hiệu trưởng phê duyệt tên đề tài và phân công GVHD;
  • Trong suốt quá trình học không bị hình thức kỷ luật nào.

Khi học viên xét thấy mình đã đủ các điều kiện theo quy định ở trên thì có thể đăng ký tên đề tài và bảo vệ đề cương theo tiến độ do trường đề ra.

2. Quy định về nội dung và hình thức trình bày luận văn thạc sĩ của trường ĐH Kinh tế Quốc dân:

2.1 Quy định về chuyên môn:

Yêu cầu bắt buộc khi học viên thực hiện luận văn phải cam kết rằng đây là một công trình khoa học độc lập của chính bản thân học viên, phải vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề mang tính thực tiễn hoặc nghiên cứu thiên về học thuật.

2.2 Quy định về hình thức trình bày luận văn cao học:

2.2.1. Quy định về cấu trúc và quy mô của Luận văn:

Độ dài của luận văn khoảng 80 – 120 trang (15.000 – 25.000 từ, chưa kể phụ lục). Số chương của bài luận văn sẽ phụ thuộc vào tên đề tài và các ngành học cụ thể. Thông thường luận văn được bình bày gồm các nội dung sau:

  • Phần mở đầu:

Trong phần này phải nêu lên lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

  • Phần tổng quan (ở chương 1 bạn có thể để phần tổng quan vào đó)

Ở phần này, tác giả tập trung và các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước (liên quan đến đề tài luận văn sắp thực hiện) để đánh giá, phân tích để chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu, giải quyết của bạn như thế nào.

  • Các nghiên cứu thực nghiệm hoặc lý thuyết: (ở chương 2 có thể đưa phần này vào)

Trong phần này bạn cần trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong luận văn.

  • Trình bày, đánh giá và bàn luận về kết quả: (có thể đưa phần này vào trong chương 3)

Mô tả về công việc nghiên cứu khoa học bạn đã tiến hành, và các số liệu nghiên cứu khoa học, số liệu thực nghiệm một cách thật ngắn gọn. Phần bàn luận phải căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài luận văn hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo.

  • Phần kết luận:

Trình bày về những kết quả mới mẻ của luận văn thạc sĩ một cách thật ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận ở đây.

  • Kiến nghị đề xuất về những nghiên cứu tiếp theo.

2.2.2. Quy định về cách thức trình bày:

Link download file quy định chi tiết tại đây.

Nếu bạn đang có ý định thuê dịch vụ làm hộ luận văn thì nên đọc qua bài viết chia sẻ các đơn vị viết luận văn thuê uy tín

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *